Chúng ta biết đến những truyện cổ tích về các loài vật,cổ tích về các loài cây nhưng ít ai biết rằng ngày nói dối 1/4 cũng có sự tích
Nhân dịp ngày 1/4
kho truyện cổ tích giới thiệu về sự tích về ngày cá tháng tư
Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Đó không phải là một lễ hội để công chức được nghỉ làm và trẻ em không phải đến trường. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần “đề cao cảnh giác” kẻo lại trở thành “con cá ngớ ngẩn” của năm nay.
Ngày xửa ngày xưa, ngày 1/4 là ngày nước Pháp chào mừng năm mới. Vào ngày này hồi đó, mọi người cùng nhau ăn uống, hát hò, đón năm mới giống hệt chúng ta đón mừng năm mới bây giờ.
Nhưng đến khoảng thế kỷ XVI, một vị Giáo hoàng tên là Gregory đã đề xuất một loại lịch mới là Công lịch. Công lịch được vua Pháp bấy giờ là Charles IX chấp nhận và sử dụng. Từ đó, ngày bắt đầu năm mới là ngày 1/1.
Nhưng hồi đó, chưa có báo chí và Internet như bây giờ, nên không phải ai cũng biết tin này ngay. Thế là một số người vẫn nồng nhiệt chào đón năm mới vào ngày 1/4 như thường lệ và họ bị bạn bè trêu đùa gọi là April’s Fool (Chàng Ngốc tháng Tư).
Tự nhiên, ngày 1/4 biến thành một ngày nhiều nụ cười vì mọi người nhận ra mình nhầm lẫn và cười xòa. Mà cười vui thì ai cũng thích, nên mọi người cất công nghĩ ra cách làm cho người khác nhầm lẫn vào ngày này bằng cách đánh lừa hay nói dối vui. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa ngộ nghĩnh, làm mọi người vui vẻ và gần gũi nhau hơn.
Nhưng bạn đã biết tại sao ngày 1/4 lại gọi là ngày Cá tháng Tư chưa? Đó là vì ở thế kỷ XVI, quà tặng thường là… thức ăn. Thời gian này cũng là mùa ăn chay của người theo Thiên Chúa giáo. Họ không được phép ăn thịt động vật trên cạn, chỉ được phép ăn cá thôi. Một trong những trò nghịch ngợm trong ngày 1/4 là tặng nhau… cá giả. Đó cũng là nguồn gốc của tên gọi ngày Cá tháng Tư đấy
Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng, “đóng dấu bản quyền” để trêu gia đình và bạn bè.
Ví dụ, Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”.
Mexico là kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”.
Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa spaghetti
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét