Tưởng như
truyện cổ tích tình yêu chỉ xuất hiện trong các hình tượng không có thật với các hình ảnh về các chàng hoàng tử và các nàng công chúa,tuy nhiên hoàng tử và công chúa ấy lại xuất hiện ngay trong cuộc sống thực tại
Người 30 năm, người 40 năm sống chăm sóc chồng bị liệt hoàn toàn vì vết thương chiến tranh. Tình yêu của họ trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, sự vất vả của cuộc sống thường nhật, vẫn vẹn nguyên như ngày mới yêu. Giờ đây họ đã đều 60-70 tuổi nhưng vẫn ngày đêm bón từng thìa cơm, tắm rửa, thay quần áo, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho người chồng thương binh nặng. Nơi tụ hội rất nhiều tình yêu, đức hi sinh, lòng kiên nhẫn ấy chính là khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành, Bắc Ninh.
Cảm động trước tình yêu của anh chị, bố mẹ chị Phương đã đồng ý dẫu biết rằng con gái sẽ vất vả khi chồng bị liệt cả hai chân. Lấy nhau, sinh con trong những năm tháng khó khăn, anh thì ngồi một chỗ, chỉ có chị chạy đi chạy lại, vừa chăm chồng vừa chăm con không tránh khỏi muôn vàn gian khổ. Chị đổi đủ nghề, nuôi lợn, rồi nuôi gà cũng không mang lại kết quả. Anh Tư thương vợ nhưng chẳng biết phải làm thế nào. Nghĩ đến nghề sửa ắc quy học được trong quân ngũ, anh quyết định mua linh kiện ắc quy về sửa, lắp lại rồi đem bán. Mỗi chiều đi làm về, chị Phương đạp xe cả chục km đi mua vỏ ắc quy, axít, cực kẽm... mang về cho chồng. Để có tiền phụ giúp cho vợ nuôi con, anh Tư ngày đêm miệt mài ngồi sửa để kịp tiến độ giao hàng. Nhiều đêm tỉnh giấc, chị vẫn thấy anh ngồi bên đống linh kiện điện tử. Đài, quạt, máy bơm, máy biến thế… cái gì anh cũng sửa được hết. Anh còn dạy nghề cho nhiều đồng đội tại trung tâm. Vì vậy hiện nay dù là thầy của tất cả các học trò tại trung tâm nhưng anh bảo cũng ít việc vì có nhiều người làm. Tiếp nối nghề cha, con trai anh chị đã theo học khoa Điện tử - Cơ khí, Cao đẳng Bách khoa, giờ công tác tại Viettel Bắc Ninh.
Câu chuyện giữa anh thương binh và cô hộ lý không phải chỉ có một ở Trung tâm này. Ban đầu chỉ là chăm sóc như nghĩa vụ của một hộ lý, nhưng rồi tình cảm nảy nở. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Yểng và bà Nguyễn Thị Lịch cũng là một chuyện tình như thế. Ông Yểng quê Mỹ Đức (Hà Tây cũ), nhập ngũ năm 1961. Năm 1969, ông bị thương ở chiến trường B3. Qua nhiều lần phẫu thuật ông được đưa về Khu điều dưỡng Thuận Thành, Bắc Ninh từ năm 1976. Tại đây ông gặp bà Nguyễn Thị Lịch lúc đó đang làm hộ lý. Vượt qua mọi sự ngăn cản của gia đình bà Lịch, hai người vẫn nên duyên vợ chồng. Hai đứa con, một trai một gái lần lượt ra đời. Cuộc sống khó khăn, bà Lịch phải xoay đủ nghề để nuôi con. Có thời kỳ bà còn đi mua lợn về mổ lợn, để sáng hôm sau ông ngồi xe lăn bán thịt trước cửa khu điều dưỡng còn bà đi làm
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét