truyện cổ tích chế cây tre trăm đốt

20:42 |
Truyện cổ tích về cây tre trăm đốt đã quá quen thuộc với chúng ta,tác giả giới thiệu chuyện hài hước với cây tre trăm đốt.
Ngày xưa, có một chàng công tử nhà qúy tộc đi cày thuê cuốc mướn cho 1 địa chủ. Thấy anh làm việc chăm chỉ lão địa chủ mới gạ gẫm anh làm cho lão thêm 1 thời gian để tích lũy tiền của cho mình. Ông ta nói:
- Con hãy ở lại đây 3 năm nữa, cố gắng cày lever đến khi nào max 48 ô đất của ta, ta sẽ gả con gái cho

Chàng trai đâu biết rằng ông ta đã hứa gả con gái cho một thằng nhà giàu trong làng. Anh tưởng ông ta nói thật hí hửng bỏ tiền ra mua xu avatar về tậu gà, cá, bò, chó. Chàng tải bản hack auto farm về tự động trồng cây, chăm sóc, thu hoạch. Chỉ trong vòng 3 ngày đã max 48 ô đất. Lão địa chủ hoảng qúa liền bàn tính với vợ lập mưu lừa chàng trai. Ông gọi anh đến nói:

- Gia tài nhà ta chỉ còn thiếu cây tre trăm đốt, con hãy lên rừng chặt về đây ta sẽ gả con gái cho.
Chàng trai liền xách máy khoan đi lên rừng tìm tre.
Ở nhà lão ta nói chuyện với ông thông gia nhà giàu: “Thằng óc bò dốt như lợn đấy trông mặt ngô ngố thế mà tưởng nó ngu lắm ai ngờ nó đần như con chó. Kiếm đâu ra cây tre trăm đốt mà tốn công lên rừng, thế nào cũng bị cá voi ăn thịt”.
Lại nói về chàng trai sau khi lên đến rừng tìm mãi không có cây tre nào đủ trăm đối. Anh ta bèn vạch cu ra đái.
Bụt hiện lên hỏi:
- Tại sao con không khóc mà lại đi đái.
Anh chàng kể đầu đuôi câu chuyện cho bụt nghe. Nghe xong, bụt nói:
- ngu vãi, đi kiếm cây tre 200 đốt rồi chặt lấy nửa cây thôi.
Chàng trai cám ơn rối rít rồi đi tìm cây tre 200 đốt, chặt lấy 100 đốt nhưng nó dài qúa vướng víu không vác về được, anh ta lại khóc. Bụt hiện lên hỏi:
- Tại sao không đái như vừa nãy mà lại khóc.
Khi biết anh ta không vác về được, bụt nói:
- Ngu vãi, khi đi không đem theo máy cày mà chở. Thôi bây giờ chặt ra làm 100 khúc, lấy dây cột làm hai bó vác về, đến nhà rồi thì hô “vừng ơi mở ra!” thì nó sẽ tự động nối thành 100 đốt.
Anh làm theo lời bụt. Khi anh vác tre về đến nhà thì lão địa chủ đang làm đám cưới cho con gái. Anh bỏ đòn gánh xuống bay tới múc lão địa chủ. Thấy thế, ông thông gia nhảy vào ốp chàng thì bị ăn một đạp bay ra khỏi rạp. Mọi người trong nhà sợ quá trèo lên cột nhà. Còn bà địa chủ thì van xin chàng trai liền bị chàng táng cho bạt tai vêu mỏ. Cuối cùng lão địa chủ hứa gả con gái cho chàng. Chàng trai lấy được vợ và sống hạnh phúc suốt đời.
Read more…

Sự tích về chò sao thần nông và sao nhân mã

21:50 |
truyện cổ tích giới thiệu về chòm sao thần nông và nhân mã
Thần Nông 23/10 - 21/1 (Scorpius - Bọ Cạp)

Theo thần thoại Hi Lạp, cung Scorpius đề cập tới con bọ cạp được nữ thần Hera (hoặc có thể là Gaia) phái đi giết thợ săn Orion.

Tuy nhiên trong một số dị bản khác, thần Apollo mới là người cử bọ cạp đi giết Orion, bắt nguồn từ sự ghen tuông ngày càng lớn của thần với Orion khi thấy Artemis ngày càng quan tâm tới chàng ta. Sau đó, hối hận vì hành động của mình, Apollo đã giúp Artemis treo hình ảnh của Orion lên bầu trời đêm. Tuy nhiên, hình ảnh của bọ cạp cũng được đưa lên trời, và mỗi khi bọ cạp xuất hiện trên đường chân trời thì ở phía bên kia của bầu trời, Orion bắt đầu lặn đi, Orion vẫn luôn phải bỏ chạy khỏi kẻ thù của mình.

Bọ cạp cũng xuất hiện trong một dị bản về câu chuyện của Phaethon, đứa con xấu số của thần Mặt Trời Helios. Phaethon đã nài Helios cho phép mình cưỡi cỗ xe ngựa mặt tựa đã hoảng sợ khi trông thấy một con bọ cạp thần khổng lồ hung hãn chặn trên đường đi, và chúng đã kéo cỗ xe di chuyển khắp nơi trên bầu trời, không tuân theo sự điều khiển của Phaethon nữa. Truyền thuyết nói rằng vệt chuyển động của cỗ xe đã tạo ra chòm sao Eridanus. Cuối cùng, thần Zeus đã hất văng Phaethon ra khỏi cỗ xe bằng một tia sét để kết thúc sự hỗn loạn đó.
Nhân Mã 22/11 - 21/12 (Sagittarius - Còn gọi là Xạ Thủ)
Chòm sao Sagittarus (Arches) là để tưởng nhớ nhân vật thần thoại Chiron, kẻ tử tế và dễ thương nhất của dòng tộc Centaurs có hình dạng nửa người nửa ngựa. Dù đa số thành viên dòng tộc này rất bạo lực và đần độn, Chiron lại rất khôn ngoan, biết thương người và có thể dạy dỗ người khác. Anh là thần vì có mẹ là con gái của thần biển Oceanus và cha là Kronos. Chiron từng dạy học cho các anh hùng Hy Lạp Achilles và Jason.

Nổi tiếng nhưng Chiron sống trong một hang động ở vùng nông thôn. Không may, Heracles (còn có tên gọi khác là Hercules) bắn tên trúng nhầm Chiron khi anh đang ra tay tiêu diệt những con ác thú nửa người độc ác tàn phá núi rừng và anh rất hối tiếc việc đã làm. Vì là thần, Chiron chỉ đau đớn chứ kkhông chết.

Chiron dùng mọi kỹ năng y học để chữa vết thương nhưng thất bại vì mũi tên tẩm nọc độc của Lernean Hydra, con rắn nhiều đầu. Prometheus chứng kiến thảm kịch này và tìm cách giúp anh bằng cách biến Chiron từ thần thành người để anh có thể rời mặt đất đi đến thiên đường, biểu tượng bằng chòm sao Nhân Mã.

Chiron là một nhân mã xuất sắc nhất trong loài của mình, ông không những hiểu biết nhiều trong nhiều lĩnh vực mà còn có kỹ năng chiến đấu tuyệt vời, đặc biệt là khả năng sử dụng cung tên. Vì lẽ đó người ta thường thấy chòm sao Nhân Mã đang giương cung lên ngắm bắn nên còn gọi là chòm sao Xạ Thủ.

Read more…

Cổ tích tình yêu thời hiện đại

02:06 |
Tưởng như truyện cổ tích tình yêu chỉ xuất hiện trong các hình tượng không có thật với các hình ảnh về các chàng hoàng tử và các nàng công chúa,tuy nhiên hoàng tử và công chúa ấy lại xuất hiện ngay trong cuộc sống thực tại
Người 30 năm, người 40 năm sống chăm sóc chồng bị liệt hoàn toàn vì vết thương chiến tranh. Tình yêu của họ trải qua sự khốc liệt của chiến tranh, sự vất vả của cuộc sống thường nhật, vẫn vẹn nguyên như ngày mới yêu. Giờ đây họ đã đều 60-70 tuổi nhưng vẫn ngày đêm bón từng thìa cơm, tắm rửa, thay quần áo, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho người chồng thương binh nặng. Nơi tụ hội rất nhiều tình yêu, đức hi sinh, lòng kiên nhẫn ấy chính là khu điều dưỡng thương binh nặng Thuận Thành, Bắc Ninh.

Cảm động trước tình yêu của anh chị, bố mẹ chị Phương đã đồng ý dẫu biết rằng con gái sẽ vất vả khi chồng bị liệt cả hai chân. Lấy nhau, sinh con trong những năm tháng khó khăn, anh thì ngồi một chỗ, chỉ có chị chạy đi chạy lại, vừa chăm chồng vừa chăm con không tránh khỏi muôn vàn gian khổ. Chị đổi đủ nghề, nuôi lợn, rồi nuôi gà cũng không mang lại kết quả. Anh Tư thương vợ nhưng chẳng biết phải làm thế nào. Nghĩ đến nghề sửa ắc quy học được trong quân ngũ, anh quyết định mua linh kiện ắc quy về sửa, lắp lại rồi đem bán. Mỗi chiều đi làm về, chị Phương đạp xe cả chục km đi mua vỏ ắc quy, axít, cực kẽm... mang về cho chồng. Để có tiền phụ giúp cho vợ nuôi con, anh Tư ngày đêm miệt mài ngồi sửa để kịp tiến độ giao hàng. Nhiều đêm tỉnh giấc, chị vẫn thấy anh ngồi bên đống linh kiện điện tử. Đài, quạt, máy bơm, máy biến thế… cái gì anh cũng sửa được hết. Anh còn dạy nghề cho nhiều đồng đội tại trung tâm. Vì vậy hiện nay dù là thầy của tất cả các học trò tại trung tâm nhưng anh bảo cũng ít việc vì có nhiều người làm. Tiếp nối nghề cha, con trai anh chị đã theo học khoa Điện tử - Cơ khí, Cao đẳng Bách khoa, giờ công tác tại Viettel Bắc Ninh.
Câu chuyện giữa anh thương binh và cô hộ lý không phải chỉ có một ở Trung tâm này. Ban đầu chỉ là chăm sóc như nghĩa vụ của một hộ lý, nhưng rồi tình cảm nảy nở. Vợ chồng ông Nguyễn Văn Yểng và bà Nguyễn Thị Lịch cũng là một chuyện tình như thế. Ông Yểng quê Mỹ Đức (Hà Tây cũ), nhập ngũ năm 1961. Năm 1969, ông bị thương ở chiến trường B3. Qua nhiều lần phẫu thuật ông được đưa về Khu điều dưỡng Thuận Thành, Bắc Ninh từ năm 1976. Tại đây ông gặp bà Nguyễn Thị Lịch lúc đó đang làm hộ lý. Vượt qua mọi sự ngăn cản của gia đình bà Lịch, hai người vẫn nên duyên vợ chồng. Hai đứa con, một trai một gái lần lượt ra đời. Cuộc sống khó khăn, bà Lịch phải xoay đủ nghề để nuôi con. Có thời kỳ bà còn đi mua lợn về mổ lợn, để sáng hôm sau ông ngồi xe lăn bán thịt trước cửa khu điều dưỡng còn bà đi làm


Read more…

Truyện cổ tích về sự hình thành của hạt lúa

19:41 |

Lương thực mà chúng ta sử dụng hàng ngày đã có từ rất lâu đời nhưng ít ai biết rằng sự hình thành và nguồn gốc của chúng ra sao.

Chúng ta cùng khám phá truyện cổ tích về sự hình thành của hạt lúa
Ngày xưa, có một người đàn bà nghèo. Chồng chết sớm, bà ở vậy nuôi đứa con trai duy nhất. Điều đáng buồn là cậu con trai càng được cưng chiều, càng đâm ra hư hỏng, bất hiếu và không nghe lời mẹ
Bởi vì nhà nghèo, không đủ miếng ăn, người đàn bà cực nhọc trồng bắp, nuôi gà. Có trái bắp nào đủ lớn, bà luộc rồi đưa cả cho con ăn, phần mình ăn chỗ còn thừa lại. Khi nào làm con gà nào, bà cũng để cho con ăn no nê, xong rồi bà kín đáo bòn mót đống xương vụn. Nhưng cậu con trai không thấy điều đó. Cậu không thương mẹ lại còn hỗn xược, ham chơi.


Một ngày kia, người đàn bà lâm bệnh nặng. Biết mình sắp chết, bà lo lắng, kêu đứa con trai lại, khuyên nhủ rằng: “Ngày mẹ chết, con sẽ thấy ở chỗ mẹ nằm có một loại hạt nhỏ. Con hãy bỏ vào trong chậu đất, đổ nước vào, rồi quảy về cung sẽ đổi được rất nhiều vàng bạc”.
Ngày mẹ mất, cậu con trai tìm được trên gối nằm một loại hạt nhỏ bằng đầu ngón tay. Lòng tham lam, cậu liền làm theo lời mẹ dặn, bỏ hạt vào một chiếc chậu nhỏ, rưới nước vào rồi bỏ lên lưng quảy về phía hoàng cung.

Đường về hoàng cung rất xa, phải mất cả 6-7 tháng đi đường. Cậu con trai mệt mỏi, tiền hết, lương thực cạn dần. Cậu bắt đầu xin từng bữa ăn và khó khăn lắm mới xin được chỗ trú ngủ qua đêm. Cậu dần dần nhận ra được công lao của mẹ đã cực nhọc nuôi nấng mình trong bấy lâu. Cậu hối hận vì đã đối xử tệ bạc với mẹ.

Về tới hoàng cung, lúc cậu bỏ cái chậu trên lưng xuống, ngạc nhiên vì thấy tự lúc nào, trên lưng cậu có một nhánh cỏ trĩu những hạt nhỏ, màu vành xinh xắn, mùi thơm thoang thoảng, nấu ra ăn thật bùi.

Cậu con trai nhớ thương mẹ, bèn thôi không đem hạt vào cung nữa, trái lại, cậu mang giống hạt về trồng rồi phân phát cho mọi người cùng trồng nữa… Sự tích hạt lúa có từ đó

Read more…

Cổ tích hình thành chòm sao Sư Tử và Xử Nữ

18:51 |
12 chòm sao, tương ứng với 12 cung hoàng đạo, theo phương tây, quan niệm ngày sinh mỗi người tương ứng 1 cung. Hãy cùng khám phá truyện cổ tích về các cung hoàng đạo trước tiên nhé
Sư Tử 23/7 - 22/8 (Leo)
Chòm sao Sư Tử đại diện cho một con ác quỷ tên Nemea Lion. Trong thần thoại Hy Lạp, Hercules, người anh hùng xuất hiện trong rất nhiều thần thoại Hy Lạp, nhận lệnh từ vua Eurystheus thành Tiryns phải thực hiện mười hai nhiệm vụ vô cùng hiểm nghèo, mà sau này đã trở thành truyền thuyết mười hai chiến công của Heracles. Nhiệm vụ đầu tiên trong số ấy là chế ngự một con sư tử chuyên ăn thịt người ở rừng rậm Nemea.

Eurystheus muốn chàng đưa da con vật về thành phố để chứng minh chàng đã hoàn thành nhiệm vụ. Hercules tìm con sư tử và thử giết nó bằng cung tên, rồi sau đó bằng gươm, nhưng tên bị lớp da sư tử chặn lại, gươm thì gãy. Vốn là một con sư tử siêu phàm, bất tử với một tấm thân không hề sợ kiếm cung. Hercules bị nó ôm lấy cổ và ghì chặt trên đôi tay với toàn bộ sức mạnh khủng khiếp. Thế cùng, chàng đành phải dùng sức mạnh tự thân để giết nó.


Sau đó, chàng lột da con sư tử và đến giao cho Eurystheus. Euystheus sợ bỏ chạy khi nhìn thấy xác con sư tử. Nhà vua bảo Hercules bỏ nó bên ngoài cổng thành. Heracles dùng da sư tử làm áo khóac và dùng đầu sư tử làm mũ. Linh hồn sư tử được đặt lên bầu trời tức chòm sao Leo. Người Ai Cập thờ phụng sư tử vì Mặt trời nằm ở chòm sao này vào thời gian diễn ra các trận lụt bồi đắp phù sa của sông Nil

Xử Nữ 23/8 - 22/9 (Virgo - Trinh Nữ)
Chòm sao Xử Nữ là hình ảnh của một nữ thần. Xử Nữ là biểu tượng của sự trong trắng, thuần khiết và phì nhiêu. Theo thần thoại Hy Lạp, trong “Thời đại vàng”, các nam thần và nữ thần sống trên Trái đất chung với con người (toàn đàn ông). Mọi việc thay đổi khi kỷ nguyên Olympia bắt đầu. Zeus, chúa tể của các vị thần xem con người là sinh vật hạ đẳng. Prometheus, một người Titan bảo vệ cho loài người, đã chống lại Zeus. Ông ăn cắp cả lửa của Olympia và giao nó cho con người.


Tức giận, Zeus xích Prometheus trên đỉnh dãy Caucasus. Để trả thù, Zeus phái Pandor, người đàn bà đầu tiên xuống trần. Người Hy Lạp cổ tin rằng, người phụ nữ là nguồn gốc của sự độc ác và rắc rối. Chiếc hộp của Pandora là biểu tượng cho việc loài người bị hư hỏng do đàn bà. Trong hộp có những hạt giống của tham lam, thù hận, ghen ghét…

Sau khi loài người đã bị nhiễm đầy đủ các tính xấu này, số thần thánh còn lại trên Trái đất lập tức chuyển đến thiên đường. Astraea là vị thần cuối cùng ra đi. Nàng là con gái của Zeus và Themis, đồng thời là chị của Pudicitia tức thần khiêm tốn. Astraea là nữ thần của đức hạnh và công lý, dù sống trên thiên đường nàng vẫn hy vọng có ngày trở lại trái đất. Chòm sao Virgo là biểu tượng của nàng.

Cũng có truyền thuyết kể về chòm sao Xử Nữ như sau: Thần Chết Hades (tên khác của Pluto) là em trai của Zeus và Poseidon. Cỗ xe bằng vàng của ông được kéo bởi bốn mã lực. Trong chuyến lên thăm Thiên Đàng như thường lệ, Hades gặp Persephone, con gái của Demeter and Zeus. Hades bắt cóc Persephone đem về Tartarus, phần sâu nhất của vương quốc Hades.

Sâu thẳm dưới lòng đất, Hades sở hữu các mỏ khoáng sản giàu có. Nhưng vật sở hữu yêu thích nhất của ông ta là món quà đến từ Cyclopes: Một chiếc nón tàng hình. Demeter là em gái của Zeus và Hades,http://top9xy.wap.sh. và là một trong những nữ thần quan trọng nhất vì bà giữ nhiệm vụ trông coi lương thực và sự phát triển mùa màng. Demeter quẫn trí vì mất con gái. Bà xao lãng nhiệm vụ, quên đi công việc trồng trọt.

Một cơn hạn hán nghiêm trọng xảy ra. Zeus bực mình vì ông sẽ không nhận được đồ cúng tế nếu hạn hán kéo dài. Bằng mọi cách, Zeus thuyết phục em trai Hades từ bỏ Persephone để thiên đàng xanh tươi trở lại. Hades cho phép nhưng từ đó cô phải chia thời gian ở hai nơi thiên đàng và địa ngục, bốn tháng cô ở lại với chồng, thời gian còn lại thăm viếng mẹ ở thiên đàng. Do đó mỗi năm thế giới có một mùa tăm tối và lạnh lẽo, mãi cho đến ngày 21 tháng 3, khi Persephone trở về từ thiên đàng, mang theo mùa xuân trở lại.


Tuy nhiên nữ thần Xử Nữ cuối cùng được xác định chính là nữ thân công lý Astraea.

Read more…

ý nghĩa của ngày giỗ tổ hùng vương

21:56 |
Từ ngàn xưa, trước khi tam giáo Nho, Lão, Phật thâm nhập vào nước Việt Nam, dân tộc ta đã có “Đạo Thờ Cúng Tổ Tiên”, tồn tại đến ngày nay và mãi mãi ngàn sau.
Khi nghe các truyện cổ tích,truyền thuyết về thời Hùng Vương chúng ta biết được ý nghĩa của các phong tục cổ truyền của dân tộc ta,bài viết này giới thiệu ý nghĩa của ngày giỗ tổ hùng vươngNgười Việt chúng ta không những có lễ Gia tiên  tức là “Lễ Cúng Ông Bà” vào dịp Tết ta mỗi năm, mà lại còn có lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương nhằm ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, chung cho toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài  nước.
Chúng ta thử dùng Dịch lý căn bản để phân tích đặc trưng ý nghĩa đa dạng của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Theo Dịch lý thì số lẻ là dương, số chẵn là âm. Ở cấp căn bản, Dịch chỉ dùng các số từ 0 đến 10. Số 0 là chẵn, số 1 là lẻ. Vậy số 10 là hoàn toàn  nhất vì hội đủ cả hai yếu tố âm dương.

Số 10 tượng trưng cho âm dương  hoà đồng, theo tinh thần “Quân tử hoà nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hoà” (Luận ngữ) (Người quân tử đồng ý mà chẵng a-dua, kẻ tiểu nhân a-dua mà chẳng đồng ý). Thành thử ra 3 là lẻ, mà 10 là chẵn, ngày mùng 10 tháng 3 cũng hội đủ cả hai yếu tố âm dương. Hơn nữa, tháng 3 (Cung Thìn) là tháng Rồng, Rồng có thể sống trong bốn trạng thái vật lý của vật thể : thể rắn, thể lỏng, thể hơi và thể plasma (thể khí ở nhiệt độ vô cùng cao mà ta gọi là lửa rực), Rồng có liên hệ gốc gác Con Rồng Cháu Tiên. Theo tài liệu mới in năm 1993 thì vua Hùng Quốc Vương băng hà ngày 12-3 âm lịch. Các triều vua nhà Nguyễn qui định lễ dâng hương ngày mùng 10 tháng 3, còn ngày truyền thống  để các địa phương tổ chức Lễ Giỗ từ 11-3 đến 13-3 âm lịch.
Mỗi năm, vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch người Việt Nam chúng ta cử hành ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, người bình dân thường quen gọi là  Ngày Hội Đền Hùng. Ca dao có câu:
Ai về Phú Thọ cùng ta,Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba  mùng mười 
Read more…

Cổ tích về cung Cự Giải và Song Tử trong 12 chòm sao

19:06 |
Mỗi chòm sao đều có cuộc sống riêng gắn với cuộc đời  trước khi lên làm các chòm sao,chúng ta cùng tìm hiểu cổ tích về chòm sao Cự Giải và chòm sao Song Tử :

Song Tử 21/5 - 21/6 (Gemini - Sinh Đôi)


Hai anh em song sinh Castor và Pollux là con của Zeus, chúa tể trong tất cả mười hai vị thần trên đỉnh Olympus, và nữ hoàng của thành Sparta. Đó là hai đứa trẻ trung hậu, rất dũng cảm và cùng nhau nổi danh khi lập được nhiều chiến công hiển hách trong cuộc hành trình của nhóm thủy thủ tàu Argo vĩ đại, và trong biết bao cuộc phiêu lưu khác.

Bất kể khi nào, hai anh em luôn luôn tìm cách giúp đỡ lẫn nhau. Trong một trận đánh, Castor bị tử trận sau một vết thương rất đau đớn. Trong nỗi buồn vô hạn, Pollux đã cố gắng tự sát theo anh. Nhưng khác với Castor, Pollux được thừa hưởng dòng máu của cha là Zeus, nên là một chiến binh bất tử. Khi không còn cách nào nữa, cậu bé thốt lên lời khóc "Hãy để con chết thay Castor, thưa cha!".

Zeus thương tiếc vô cùng, đã đồng ý cho họ thay phiên nhau mỗi người được sống một ngày và đưa họ cùng bay lên bầu trời. Hai anh em hóa thành chòm sao Gemini, mỗi một ngày một người sẽ được sống trên thiên đàng và là ngôi sao được tỏa sáng, ngôi sao còn lại không sáng vì người kia lúc ấy đang ở trần gian. Cũng kể từ đó chòm sao Song Sinh được coi là biểu tượng cho tình bạn, tình anh em.

Cự Giải 22/6 - 22/7 (Cancer - Con Cua)

Con cua trong chòm Cancer vốn là bạn của quái vật biển cả Hydra. Câu chuyện về chú cua này xuất hiện trong truyền thuyết về mười hai chiến công của Hercules thời kỳ chàng phải làm nô lệ cho Eurystheus, vì phạm tội giết vợ con mình trong một cơn điên do nữ thần Hera gây nên. Lần này Hercules buộc phải xóa sổ thế giới của Hydra ở Lerna. Vào lúc quái vật có nhiều đầu Hydra xông tới và quấn lấy Hercules, lần lượt từng cái đầu ghê sợ ấy bị Hercules cắt, đối với Hydra, tình thế thật là thê thảm.

Nhìn người bạn của mình liều lĩnh mãi trong tuyệt vọng, chú cua bật khóc "Bạn Hydra của ta khổ quá!" và gan góc dùng những chiếc càng tấn công Hercules. Nhưng trước người anh hùng vĩ đại nhất của thần thoại Hy Lạp, chẳng có cơ hội nào cho chú cua cả, và chú bị chế ngự ngay lập tức. Nhìn thấy tình bạn này, các vị thần rất cảm động và đã đưa bức tranh ba nhân vật lên thành một chòm sao trên thiên đàng.
Không phải chòm sao nào cũng được tượng trưng bởi một con vật, họ còn là những nữ thần hay những anh hùng trong thần thoại.

Read more…

Sự tích về ngày nói phét

02:53 |

Chúng ta biết đến những truyện cổ tích về các loài vật,cổ tích về các loài cây nhưng ít ai biết rằng ngày nói dối 1/4 cũng có sự tích

Nhân dịp ngày 1/4 kho truyện cổ tích giới thiệu về sự tích về ngày cá tháng tư
Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Đó không phải là một lễ hội để công chức được nghỉ làm và trẻ em không phải đến trường. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần “đề cao cảnh giác” kẻo lại trở thành “con cá ngớ ngẩn” của năm nay.
Ngày xửa ngày xưa, ngày 1/4 là ngày nước Pháp chào mừng năm mới. Vào ngày này hồi đó, mọi người cùng nhau ăn uống, hát hò, đón năm mới giống hệt chúng ta đón mừng năm mới bây giờ.
Nhưng đến khoảng thế kỷ XVI, một vị Giáo hoàng tên là Gregory đã đề xuất một loại lịch mới là Công lịch. Công lịch được vua Pháp bấy giờ là Charles IX chấp nhận và sử dụng. Từ đó, ngày bắt đầu năm mới là ngày 1/1.

Nhưng hồi đó, chưa có báo chí và Internet như bây giờ, nên không phải ai cũng biết tin này ngay. Thế là một số người vẫn nồng nhiệt chào đón năm mới vào ngày 1/4 như thường lệ và họ bị bạn bè trêu đùa gọi là April’s Fool (Chàng Ngốc tháng Tư).
Tự nhiên, ngày 1/4 biến thành một ngày nhiều nụ cười vì mọi người nhận ra mình nhầm lẫn và cười xòa. Mà cười vui thì ai cũng thích, nên mọi người cất công nghĩ ra cách làm cho người khác nhầm lẫn vào ngày này bằng cách đánh lừa hay nói dối vui. Dần dần nó trở thành một nét văn hóa ngộ nghĩnh, làm mọi người vui vẻ và gần gũi nhau hơn.
Nhưng bạn đã biết tại sao ngày 1/4 lại gọi là ngày Cá tháng Tư chưa? Đó là vì ở thế kỷ XVI, quà tặng thường là… thức ăn. Thời gian này cũng là mùa ăn chay của người theo Thiên Chúa giáo. Họ không được phép ăn thịt động vật trên cạn, chỉ được phép ăn cá thôi. Một trong những trò nghịch ngợm trong ngày 1/4 là tặng nhau… cá giả. Đó cũng là nguồn gốc của tên gọi ngày Cá tháng Tư đấy

Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng, “đóng dấu bản quyền” để trêu gia đình và bạn bè.
Ví dụ, Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”.
Mexico là kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”.
Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa spaghetti
Read more…

Sự tích về chòm sao Bạch Dương và Kim Ngưu

19:10 |

12 chòm sao, tương ứng với 12 cung hoàng đạo, theo phương tây, quan niệm ngày sinh mỗi người tương ứng 1 cung.


 Hãy cùng nghe cổ tích về chòm sao Bạch DươngKim Ngưu :
Trong thần thoại Hy Lạp, có câu chuyện kể rằng vua Athamus xứ Boetia được hoàng hậu Nephele sinh hạ hai người con nhưng trái tim lại say đắm nàng Ino, Ino là một cô gái có sắc đẹp đến mức nhà vua quyết định ly hôn và sắc phong Ino làm hoàng hậu mới.

Người mẹ kế Ino rắp tâm sát hại hoàng tử Phrixus và công chúa Helle. Lúc đó, bắp là lương thực chính của xứ Croneus cho người và thú vật. Ino làm cho bắp không nảy mầm bằng cách kín đáo thuyết phục phụ nữ của vương quốc này rang bắp lên trước khi gieo trồng. Đồng thời, Ino còn hối lộ nhà tiên tri - người mà vua sai đi hỏi các vị thần về hiện tượng mùa màng thất bát - để ông ta nói dối rằng 2 đứa con của Nephele chính là nguồn gốc của hiểm họa. Nhà vua phải tế thần họ thì mùa màng mới trở lại, bằng một lời tiên tri độc ác: "Mùa màng thất bát là dấu hiệu nổi giận của Zeus. Cần phải hy sinh cả hai trước mũi kiếm để làm hài lòng Zeus".

Vua và tất cả dân chúng đều tin vào lời tiên tri độc ác nọ, họ quyết định hy sinh hai đứa trẻ. Lo cho sự an toàn của con, hoàng hậu Nephele đã phái một người bảo vệ đội lốt con cừu có lông bằng vàng gọi là Aries (Bạch Dương) do thần Zeus tặng cho bà.

Ngày tế lễ đến, con cừu chở hoàng tử và công chúa bỏ chạy băng qua đại dương nhưng chẳng may Helle bị rơi xuống biển. Con cừu vừa quay đầu nhìn cô em gái lại vừa bảo vệ người anh trai tiếp tục cuộc chạy trốn.

Bộ lông vàng của chú cừu đực này về sau trở thành báu vật khuynh thành của vương quốc Colchis, nơi hai anh em được che giấu suốt đời thoát khỏi Ino. Chính vì bộ lông ấy mà Jason, người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp đã tìm kiếm trong suốt hành trình truy tìm bộ lông cừu vàng nổi tiếng của mình, được kể rất kỹ trong câu chuyện về cuộc viễn chinh của nhóm thủy thủ tàu Argo.


Vì ơn huệ đó, Zeus đã đưa con cừu có bộ lông màu vàng lên thành một chòm sao, do đó mới có chòm sao Bạch Dương như ngày nay.
Kim Ngưu 20/4 - 20/5 (Taurus - Con Trâu)
Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang nhổ cỏ cạnh bờ sông thì một con trâu trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú trâu, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú trâu đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền.


Chú trâu ấy, kỳ thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.
Read more…

Truyện cổ tích-triết lí quen thuộc ở hiền gặp lành

19:06 |
                                                                                 

“Ở hiền gặp lành” là niềm tin và triết lí được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong hầu hết các thể loại sáng tác dân gian truyền thống của người Việt ( tục ngữ, ca dao, chèo...), nhưng tập trung nhất là ở truyện cổ tích, đặc biệt là ở bộ phận cổ tích thần kì - bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của truyện cổ tích. Triết lí này chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của truyện cổ tích thần kì về nhiều mặt (đề tài, chủ đề, xây dựng cốt truyện, nhân vật...).

Khi nghe các truyện cổ tích chúng ta thường thấy được các hình ảnh nhân vật nghèo khổ,nhân vật tật nguyền,mồ côi với kết thúc có hậu cho các nhân vật này.Đó cũng là quy luật nhân quả,ở hiền gặp lành trong các truyện cổ tích.

Trước hết, đây là niềm tin và mơ ước của nhân dân. Nó chi phối toàn bộ sự xây dựng và phát triển của các nhân vật chính diện, phản diện và lực lượng thần kì ở trong truyện cổ tích

Đối với các nhân vật chính diện (Thạch Sanh, cô Tấm, người em trong truyện Cây Khế...) tác giả dân gian không chỉ dừng lại ở sự phản ánh và cảm thông đối với những đau khổ, đắng cay, oan ức của họ mà còn đặc biệt quan tâm, tìm cách, tìm đường giải thoát cho họ để họ được đền bù xứng đáng. Nhờ vậy mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền bù thích đáng làm cho cả người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng (Sọ Dừa thi đổ trạng nguyên và lấy được con gái phú ông, Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy công chúa và lên làm vua...).

Đối với các nhân vật phản diện (Lí Thông, mẹ con nhà Cám, người anh tham lam trong truyện Cây Khế...) thì tác giả dân gian không chỉ phản ánh, tố cáo, lên án sự tham lam, ích kỉ. độc ác, dã man của chúng mà còn tìm cách loại trừ, tiêu diệt chúng để cho những người lương thiện được sống yên vui. Vì thế hầu hết các nhân vạt phản diện trong truyện cổ tích đều dẫn đến kết cục bi thảm và bị trừng phạt thích đáng. Mức độ và hình thức thưởng phạt đối với các nhân vật chính diện và phản diện ở trong truyện cổ tích Việt được thực hiện có phân biệt, tương xứng với tài đức, tội trạng của từng nhân vật. Cô Tấm đẹp người, đẹp nết, chịu thương chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi, được lấy vua trở thành hoàng hậu. Thạch Sanh có tài năng, mức độ, có nhiều công tích được lấy công chúa làm vua, Sọ Dừa thì đổ trạng. Người em (trong truyện Cây Khế) là người nghèo khổ, hiền lành, thật thà nhưng không có tài năng, công tích gì đặc biệt nên chỉ được Chim thần cho vàng (vừa đầy chiếc túi “ba gang”) để trở thành giàu có mà thôi. Đối với các nhân vật phản diện, sự trừng phạt cũng có sự phân biệt rỏ rệt. Lí Thông tham tài, tham sắc, tham danh vọng, địa vị, vong ân bội nghĩa, lợi dụng, lùa gạt, cướp công và hãm hại Thạch Sanh thì bị trời đánh hoá thành kiếp bọ hung, đời đời chui rúc nơi hôi hám. Người Anh (trong truyện Cây khế) ích kỉ, tham lam thì Chim thần cũng chỉ “chiều” theo tham vọng của hắn để cho hắn phải tự chuốc lấy cái chết nhục nhã mà thôi. Còn ở truyện Tám Cám thì sự trừng phạt nhân vật phản diện có phần đặc biệt so với nhiều truyện cổ tích khác. Và đây là một trong những chổ có vấn đề đã từng gây ra sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Người thì cho Tấm trừng trị mẹ con nhà Cám như thế là phải, là thích đáng. Người thì cho cách trả thù của Tấm  (giết Cám bằng nước sôi, rồi muối thành mắm...) như thế là quá quắt, trái với bản tính hiền lành vốn có của Tấm và cũng trái với truyền thống khoan dung, rộng lượng của dân tộc. Do đó có người đã đề nghị không nên đưa truyện Tấm Cám vào chương trình văn học dân gian trường phổ thông.
Quả thực cách trả thù của Tấm đối với mẹ con nhà Cám là rất đặc biệt, khác với thông lệ của truyện cổ tích. Thông thưòng trong truyện cổ tích, các nhân vật chính diện ít khi trực tiếp trả thù các nhân vật phản diện. Thạch Sanh hoàn toàn tha bổng cho mẹ con Lí Thông; người em trong truyện cây khế không hề phàn nàn, oán trách người anh tham lam; Sọ Dừa và vợ chàng cũng không hề đả động gì đến tội trạng của hai người chị gái (con phú ông)... việc trừng phạt các nhân vật phản diện trong truyện cổ tích phần lớn là do các lực lượng thần kì (Trời, Phật, Thần linh...) thực hiện, hoặc do bản thân các nhân vật tự chuốc lấy. Trái lại, ở truyện Tấm Cám, các tác giả dân gian đã để cho Tấm trực tiếp trả thù và trả thù một cách quyết liệt, dữ dội đối với mẹ con nhà Cám khiến cho tính cách của Tấm phát triển thành hai phần, hai giai đoạn khác nhau và đối lập nhau rõ rệt. Giai đoạn đầu khi còn sống (lúc còn ở nhà với dì ghẻ và Cám cũng như khi đã vào cung vua làm hoàng hậu) Tấm rất hiền lành, chịu thương, chịu khó, thậm chí rất yếu đuối (chỉ biết khóc mỗi khi gặp khó khăn) và nhẹ dạ, cả tin (nên bị Cám cướp giật liên tiếp: cướp giỏ cá, cướp quyêng đi trảy hội, cướp chồng...). Nhưng sau khi bị giết, trải qua nhiều kiếp (kiếp người, kiếp chim, kiếp xoan đào, kiếp khung cửi, kiếp thị) và trở lại làm người thì Tấm trở thành một người khác hẳn: đáo để, kiên quyết, chỉ tên vạch mặt kẻ thù đến nơi đến chốn và trừng trị chúng một cách không thương tiếc. Ở đây có sự kết hợp, hoà trộn giữa niềm tin và triết lí truyền thống “ở hiền gặp lành” của nhân dân và thuyết luân hồi, quả báo (“thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”) của đạo Phật. Vì thế mà có hai cô Tấm khác nhau rõ rệt. Cô Tấm thứ nhất (từ đầu cho đến khi trở thành hoàng hậu) về cơ bản đồng dạng với các nhân vật chính diện khác của truyện cổ tích (cuộc đời cũng gồm hai phần:  phần hiện thực và phần ước mơ, phần tối tăm và phần tươi sáng). Cô Tấm thứ hai (từ khi trèo cau bị giết cho đến khi trở lại làm người trải qua nhiều kiếp khác nhau) chủ yếu là nhân vật của sự trả thù, báo ứng, không còn là nhân vật phổ biến, thông thường trong cổ tích nữa. Và đây chính là chỗ đặc biệt trong truyện Tấm Cám so với các truyện cổ tích khác. Với mức độ khác nhau, cả hai cô Tấm ấy đều phù hợp với triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân. Việc xây dựng cô Tấm thứ hai (hay giai đoạn thứ hai của nhân vật Tấm) cho thấy tác giả dân gian của truyện này có cái nhìn hiện thực xã hội rất sâu sắc và sự phản ánh ước mơ công lí của nhân dân rất triệt để.

Tác giả không bằng lòng kết thúc truyện một cách “có hậu” ở việc Tấm lấy được vua và trở thành hoàng hậu (mặc dù truyện đến đây đã khá dài và có đầy đủ các bước phát triển như nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác).

Sự kiện bà hoàng hậu Tấm về nhà làm giỗ cha và bị mẹ con nhà Cám giết chết mở đầu cho phần thứ hai của truyện Tấm Cám, phản ánh sâu sắc và triệt để hơn xung đột quyền lợi trong xã hội phong kiến và khát vọng chính nghĩa thắng gian tà của nhân dân. Với phần thứ nhất truyện Tấm Cám chỉ mới nói được vấn đề “người hiền” có thể và cần phải được “gặp lành”. Với phần thứ hai, tác giả mới nói được rõ hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn kinh nghiệm và lí tưởng sống của mình là: “người hiền” không dễ gì sống yên ổn với “điều lành” khi “kẻ ác” còn tồn tại, chưa bị loại bỏ.

Nếu như ở phần thứ nhất kẻ cướp công của Tấm là Cám thì ở phần thứ hai, sự căm phẫn và trả thù của Tấm cũng chủ yếu hướng vào nhân vật Cám.

Từ tiếng nói của chim Vàng Anh (“phơi bờ rào tao cào mặt ra!”) đến tiếng kêu của chiếc khung cửi (“kẻo cà kẻo kẹt - lấy tranh chồng chị - chị khoét mắt ra!”), đến việc giết Cám trong hố nước sôi đều thể hiện điều đó. Điều này chứng tỏ chủ đề chính của truyện Tấm Cám là vấn đề xung đột của hai chị em cùng cha khác mẹ, xung đột “Tám Cám” (như tên của truyện). Vấn đề mâu thuẫn gì ghẻ con chồng chỉ là chủ đề kết hợp và thứ yếu mà thôi.

Sẽ là một thiếu sót đáng kể nếu không nói đến các nhân vật thần kì, siêu nhiên, khi bàn về triết lí “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lí của nhân dân ở trong truyện cổ tích.

Khi khát vọng công lí và niềm tin “ở hiền gặp lành” chưa có điều kiện để thực hiện được nhiều trong đời sống thực tế, tác giả truyện cổ tích đã dùng các nhân vật thần kì, siêu nhiên để thực hiện ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng
Read more…