Hãy giáo dục trẻ em bằng truyện cổ tích

22:02 |
Truyện cổ tích đã lớn lên cùng bao thế hệ,ngày nay khi công nghện và nhịp sống thay đổi đã làm thay đổi cách giáo dục của các bậc cha mẹ đối với trẻ. Thay bằng cách cho bé nghe truyen co tich thì các bậc cha mẹ lại cho trẻ tiếp xúc với các nhân vật hiện đại như siêu nhân khủng long,siêu nhân vũ trụ…Những cách giáo dục này ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, khiến tâm hồn non nớt ấy bị rối loạn

Tác dụng của nghe truyện cổ tích với trẻ em

Nghe truyện cổ tích giúp cho trẻ hình thành những tư tưởng về cuộc sống, giúp trẻ phân biệt được thiện ác,dạy cho trẻ cách ứng xử với các tình huống trong cuộc sống. Nghe truyện cổ tích tác động giúp cho trẻ đương đầu với những thử thách,những khó khăn trong cuộc sống thay vì chọn cách chạy chốn hoặc dựa dẫm vào người khác.
nghe-truyen-co-tich
Truyện cổ tích giúp cho trẻ có niềm tin vào cuộc sống và tạo ra sự lạc quan đối với trẻ em,qua những nhân vật như các bà tiên,ông bụt giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn,các bé sẽ có tư tưởng về luật nhân quả ở hiền sẽ gặp điều lành…
Truyện cổ tích sẽ kể cho bé nghe về cuộc sống và khuyến khích trẻ khám phá thế giới,những điều bí ẩn và ly kì của thế giới thông qua những câu truyện làm cho bé tò mò và kích thích bé khám phá thế giới xung quanh
Trẻ tin vào các câu chuyện kể hơn là những bài thuyết trình bởi những câu chuyện ấy dành cho trẻ dưới một hình thức rất quen thuộc: hình thức kỳ diệu. Theo các nhà khoa học, cho tới tận lúc dậy thì đối với trẻ ranh giới giữa vật sống và vô tri, người và vật, tưởng tượng và thực tế là rất mơ hồ
nghe-truyen-co-tich

Lưu ý khi cho bé nghe truyện cổ tích

Không nên áp đặt hoặc ép buộc bé nghe các câu chuyện cổ tích mà hãy khơi dậy cho bé muốn nghe và hứng thú mỗi khi nghe các câu chuyện cổ tích.  Hãy cho bé sự tự dẫn dắt bạn đến những câu chuyện bé thích. Chính những câu chuyện ấy sẽ giúp bạn hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong tâm hồn trẻ thơ
Bạn nên bắt đầu từ những truyện bạn yêu thích khi còn nhỏ. Nếu trẻ không tỏ ra hào hứng với những truyện đó thì có nghĩa là các chủ đề bạn chọn không đáp ứng được những quan tâm hiện nay của bé.
Khi bé thích, bé sẽ biết cách bày tỏ sự hào hứng, sẽ yêu cầu kể đi kể lại không chán cho tới tận khi nào kết thúc thì thôi. Bé sẽ thực sự bị cuốn hút bởi chính nhu cầu của mình. Khi các quan tâm của bé thay đổi, bé yêu cầu mẹ (bố) kể một câu chuyện khác.
Hãy cho bé nghe truyện cổ tích để giáo dục trẻ cách tốt nhất
Read more…

Phương pháp cho trẻ tiếp cận với truyện cổ tích

02:24 |
Nghe truyện cổ tích làm sống dậy trong trẻ em những hoài bão ,ước mơ,bồi dưỡng tư tưởng tinh cảm biết yêu cuộc sống,yêu con người,biết phân biệt thiện ác.Tuy nhiên khi cho bé nghe truyện cổ tích nhiều bậc phụ huynh có những cách cho trẻ tiếp cận truyện cổ tích còn lúng túng nên trẻ em không tiếp xúc hết và không hiểu hết ý nghĩa của truyện cổ tích
Để trẻ tiếp thu nhanh nhất với truyện cổ tích chúng ta có những phương pháp sau :
Tạo tâm thế cho trẻ khi nghe truyện cổ tích
Các bậc phụ huynh cần khơi dậy trí tò mò,khám phá của trẻ em,không nên áp đặt ép buộc các bé nghe các câu chuyện,tạo cho trẻ cảm giác hứng thú với các câu truyện cổ tích.
Hướng dẫn trẻ cách đọc và tìm hiểu về truyện cổ tích
Sau khi các bé nghe xong những câu chuyện cổ tích,chúng ta có thể khuyến khích các bé kể lại nội dung câu chuyện bằng các biện pháp như đố bé kể lại được hoặc thách thức vào tính thích thể hiện mình của các bé.
Sử dụng lời bình và đưa ra ý nghĩa của truyện
Việc đưa ra lời bình phẩm giúp cho trẻ nhận biết được ý nghĩa của các sự vật hiện tượng cũng như về các hình tượng nhân vật để định hướng rộng hơn về các sự việc trong cuộc sống thực tại

Có những hình thức so sánh đối chiếu
Khi bé nghe xong những câu truyện cổ tích các bậc phụ huynh nên cho bé so sánh với các hình tượng các nhân vật đã có trong các câu truyện trước đó để bé có cái nhìn tổng quan hơn về các nhân vật và các sự vật hiện tượng
Giáo dục tư tưởng tình cảm qua những câu chuyện cổ tích
Qua những câu chuyện cần xác định cho bé tư tưởng yêu gét rõ ràng,yêu lao động,và có thái độ gét với những hành động xấu,ác độc để trẻ có định hướng tốt cho tương lai
Hãy cho trẻ nghe truyện cổ tích để trẻ phát triển toàn diện nhất
Read more…

Những lưu ý khi cho bé nghe truyện cổ tích

21:56 |
Truyện cổ tích không chỉ khơi dậy cho bé những hình ảnh tươi đẹp về thế giới thiên nhiên,những hình ảnh tươi đẹp và những nhân vật hình tượng đẹp cho bé mà còn kích thích trẻ nhạy bén trong khả năng tập đọc và tập viết,kĩ năng nhận định các ván đề về cuộc sống.
Tuy nhiên không phải cho bé nghe truyện cổ tích mọi lúc mọi nơi,mọi thời điểm đều mang lại tác dung cho bé. Khi phụ huynh cho bé nghe truyện cổ tích audio cần chú ý những điểm không thể bỏ qua sau:
Chọn lọc truyện cổ tích  kể sao cho phù hợp với độ tuổi. Với các bé đi nhà trẻ thì cần chọn câu chuyện có nhiều tuyến nhân vật, có triết lý, có tính giáo dục sâu sắc nhưng vẫn gần gũi.
Thời điểm kể: Vào lúc khuya, trước khi ngủ nên tránh kể cho trẻ các câu chuyện có sự đấu tranh, bạo lực hay kinh dị...
Khi kể truyện, bố mẹ cần nhấn mạnh những chi tiết thương cảm, đắt giá, hướng đến cái thiện cần được tôn vinh. Các chi tiết mang tính tranh đấu cần được làm nhẹ đi nhằm đảm bảo sự cân bằng trong tâm trí của trẻ và tránh những nguy cơ căng thẳng.

Cần lồng ghép các thông điệp giáo dục một cách nhẹ nhàng hoặc khuyến khích trẻ phân tích, chia sẻ cảm xúc với các tình tiết gây chú ý hoặc các tình tiết có thể dẫn đến cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. Trên cơ sở đó, cần có sự điều chỉnh thích hợp.
Tránh những thái độ hoặc hành động quá  khích, khoét sâu vào các chi tiết không cần thiết. Giúp trẻ hướng đến giá trị tựu trung và nhân bản của câu chuyện.

Read more…

Sự tích về giếng ngọc ở hội đền Hùng

20:21 |
Cứ mỗi dịp thang 3 về người dân cả nước lại háo hức đổ xô về đền hùng để tưởng nhớ những vị vua đã khai sinh ra nước Việt Nam.Quần thể khu di tích đền Hùng có cảnh quan tươi đẹp cùng hệ thống các đền cho du khách dâng hương tưởng nhớ Vua Hùng.Trong quần thể này chúng ta không thể không nhắc đến Giếng Ngọc đã làm nên những câu truyện cổ tích thần thoại
Đền Giếng là ngôi đền khá huyền bí với cửa đền luôn mở rộng,Giếng Ngọc ở đền cao chừng nửa mét với loại đá xanh cứng giống như một vật linh thiêng khi nằm ngay chính giữa trang thờ lộng lẫy. Ánh sáng tự nhiên từ trên hắt xuống, ánh sáng từ điện thờ hắt ra màu đỏ, mùi trầm hương quyện vào khiến cho khách cảm nhận một không khí linh thiêng.

Huyền thoại về chiếc Giếng Ngọc này được truyền lại từ thuở vua Hùng Vương 18. Lúc bấy giờ tại nơi này chỉ là một vũng nước rất trong. Và trong khi vua cùng các vị đại thần lên núi Nghĩa Lĩnh làm lễ tế đất trời thì các công chúa lại đi ngắm cảnh.
Khi các công chúa đến vũng nước trong tại phía Đông Nam núi Nghĩa Lĩnh thì dừng lại. Hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa đã dừng bên vũng nước, ngắm dung nhan vào mặt nước trong veo. Hai nàng công chúa cũng đã uống thử nước và khen rất ngọt, mát - Từ đó, vũng nước này đã trở thành nơi để cho hai nàng công chúa đến thưởng ngọan, soi mặt.


Đền Giếng được xây dựng vào thế kỷ 17, vũng nước trong veo không bao giờ cạn nước ấy được xây dựng thành một cái giếng gọi là giếng Ngọc. Do địa hình nên giếng Ngọc là nơi tụ gặp của nước mưa, có hồ trũng nên quanh năm tụ nước, dưới đáy giếng là đá cứng và sỏi nhỏ khiến cho nước giếng quanh năm trong vắt.


Những người đến Đền Hùng khoảng vài năm tiếng và ước nguyện sẽ gặp điều may mắn. Đền Giếng là một thắng cảnh đẹp, phía trước đền có hồ sen, córước bảo rằng khi đến giếng Ngọc sẽ được người giữ đền múc nước dưới giếng lên mời uống và có thể dùng để rửa mặt hoặc mang về. Ai cũng bảo nước giếng ngọt, mát lạnh. Nhiều người nói rằng soi mặt xuống g cây liễu rủ, cổng đền cổ kính, chỗ ngồi nghỉ rợp bóng cây khiến cho lòng khách trở nên thanh tịnh.
Read more…

nguồn gốc của ngày tết thanh minh

19:37 |
Thanh minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Tết thanh minh được chúng ta biết đến từ những vần thơ,những câu ca dao,truyền thuyết và được bà kể cho nghe trong truyện cổ tích
Nguồn gốc tết Thanh minh
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng. 

Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm.
 Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tục Tảo mộ của người Việt 
Đối với người Việt, tết Thanh minh còn là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn. Dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Những ngôi mộ được người nhà dọn dẹp sạch sẽ, vun đắp thêm đất mới, đó là những tâm đức của người đang sống đối với người đã khuất.

Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy... và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. 

Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này. 

Read more…

Truyện cổ tích về bảy sắc cầu vồng

23:50 |
Cầu vồng biểu thị cho sự tươi sáng,ánh hào quang về sự sống,hi vọng cho cuộc sống tươi đẹp.Mỗi màu sắc trong 7 sắc cồng vồng có một ý nghĩa riêng biệt.Kho truyện cổ tích giới thiệu về từng màu sắc trong 7 sắc cồng vồng
Màu lục bắt đầu: Dĩ nhiên là tôi quan trọng nhất. Tôi là biểu tượng của sự sống và niềm hi vọng. Tôi được chọn để tạo thành cỏ cây. Thiếu tôi cảnh vật sẽ tiêu điều.  Hãy nhìn vạn vật xung quanh, các bạn hẳn thấy tôi đúng.


Màu xanh ngắt lời: Bạn chỉ nghĩ đến những gì trên mặt đất, hãy ngước nhìn trời xanh và dõi ra biển biếc. Từ đáy biển sâu đến chín tầng mây cao, sự sống tồn tại được đều nhờ vào nước. Trời xanh bao la mang hình ảnh của sự thanh bình. Nếu không có thanh bình muôn loài ai nấy cũng sẽ xác xơ.

Màu tím cãi lại: Tôi là màu của sức mạnh. Từ vua quan đến hàng giáo phẩm đều chọn màu của tôi vì tôi tượng trưng cho quyền uy và thông thái. Ai ai cũng sẵn sàng lắng nghe và tùng phục.

Màu vàng cười vang: Sao toàn là chuyện nghiêm túc quá thế. Tôi cho rằng chỉ có tôi mới mang lại niềm vui và sự ấm áp cho đời mà thôi. Này nhé, mặt trời vàng, mặt trăng vàng, các vì sao vàng, tất cả đem lại sự vui tươi và nụ cười cho toàn thế giới. Vắng tôi là thiếu hẳn đi niềm hân hoan.

Đến lượt màu cam tự khen: Tôi là màu của sức khỏe, của sự đổi mới. Có lẽ tôi là một màu quí vì tôi phục vụ mọi nhu cầu của con người. Tôi mang các sinh tố quan trọng nhất, hãy nhìn các loại trái cây thì biết. Tôi ít khi có mặt nhưng khi tôi nhuộm bầu trời bình minh hay bầu trời hoàng hôn, vẻ đẹp mê hồn của tôi khiến không còn ai nhớ đến các bạn nữa.


Màu chàm tiếp lời, giọng nhỏ nhẹ nhưng quyết liệt: Các bạn hãy nghĩ đến tôi xem nào. Tôi là màu của sự tĩnh lặng. Phải để ý đến tôi vì thiếu tôi, các bạn sẽ trở nên hời hợt, thiếu sâu sắc. Tôi đại diện cho tâm hồn, ý tưởng và sự tinh tế. Ai cũng cần tôi để có được một cuộc sống cân bằng cũng như tạo nên sự khác biệt. Tôi hữu dụng cho lòng tin, những giây phút trầm tư, an lạc nội tâm.

Đến lúc này màu đỏ không thể kiềm chế được nữa, quát to: Ta đây mới đích thị là “xếp sòng”. Ta là máu, là sinh lực. Ta là màu báo nguy, màu của sự can đảm. Ta là lửa. Ta là màu của đam mê, của tình yêu, của hoa hồng, của hoa anh túc… Thiếu ta, địa cầu sẽ ảm đạm như mặt trăng kia.

Và rồi các màu lại tiếp tục khoe khoang; mỗi màu tự cho mình mới là quan trọng thật sự. Cuộc tranh cãi càng lúc càng căng thẳng, bỗng nhiên một tia chớp xẹt đến, tiếp theo ngay sau là một tiếng sét to. Mưa như thác đổ xuống các màu khiến chúng phải sát cánh lại để che chở cho nhau.

Mưa nói: Thật là ngốc nếu các bạn mãi chống đối nhau. Các bạn không biết rằng mỗi màu được tạo ra cho một mục đích rõ ràng sao? Mỗi màu đều có một tính cách độc nhất và đặc biệt trong thế giới này. Hãy bắt tay nhau và cùng đến với tôi.

Các màu nghe có lý và làm theo đề nghị của mưa. Chúng đến bắt tay nhau. Mưa khuyên tiếp: Từ giờ trở đi, khi nào mưa mỗi bạn hãy nổi lên thành một cầu vồng trên bầu trời để chứng tỏ các bạn đã chung sống hòa bình. Cầu vồng là hình ảnh của sự hy vọng và hòa giải.

***                  

Tình bạn rực rỡ như bảy sắc cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đỏ là quả chín, cam là ngọn lửa bất diệt, vàng là ánh dương chiếu rọi, lục là cây cỏ bừng mạch sống, lam là dòng nước trong xanh, chàm là niềm mơ ước trong tim, tím là nụ hoa sắp nở. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay chăm sóc tình bạn để tình bạn trổ nụ đơm hoa nhé!
Read more…

Truyền thuyết về tết hàn thực

20:13 |
Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh".
Chúng ta cùng nghe truyện cổ tích về tết hàn thực
Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc, được biết tới nhiều qua tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc


Tết hàn thực được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu (770-221 trước công nguyên), vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở.
Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy.
Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Tết hàn thực của người Việt Nam
Do giao lưu văn hoá lâu đời với Trung Hoa nên người Việt ảnh hưởng tết Hàn thực. Nhưng ở nước ta tết Hàn thực không phải để tưởng nhớ đến Tử Thôi mà mang ý nghĩa dân tộc sâu sắc.

Ngày ấy các gia đình làm bánh trôi bánh chay cúng ông bà, tổ tiên và không kiêng đốt lửa. Cũng trong dịp này nhiều nơi làm bánh trôi bánh chay cúng thần hoàng.


Làng Hát Môn (PhúcThọ - Hà Tây) có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng ngày 6 tháng 3, theo một truyền thuyết linh dị: Khi Hai bà thua trận từ Cấm khê chạy về Hát Môn là nơi phất cờ khởi nghĩa, Hai Bà bị thương ở cổ còn ăn được bánh trôi của Bà hàng mời rồi theo lời chỉ dẫn của Bà hàng (Bà hàng chính là Tiên hiện đón Hai Bà về Trời) để gieo mình xuống dòng sông Hát tuẫn tiết.

Hoặc hơn nữa ngày giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 hàng năm lễ hội cũng dâng cúng bánh trôi. Trong hội Phủ Giầy  tháng 3 lễ Mẫu cũng thấy cúng bánh trôi.

Như thế rõ ràng Tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Hai thứ bánh trôi và chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới vì thế bà Hồ Xuân Hương viết :

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

Ngày nay, cứ mỗi dịp tết Hàn thực về, người dân mọi vùng quê đều làm bánh trôi, bánh chay. Còn ở thị thành, ngày xuân đi du ngoạn, khách cũng được hưởng hương vị bánh trôi, bánh chay từ các quán hàng. Giữa thủ đô Hà Nội, trong những phố cổ du khách có dịp được tận hưởng hương vị  bánh trôi bánh chay mà tưởng đến chuyện xưa nhiều điều thú vị.
Read more…